Bài Thuốc Từ Củ Cải
Bài Thuốc Từ Củ Cải: Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. Trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn.
Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu).
Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, iốt và selen cũng rất đáng kể.
Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg).
Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B₉ hoặc axit folic, vitamin B₃; hoặc Pₚ và vitamin B₆) và một lượng nhỏ caroten.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, khí đi lên; củ cải đã nấu chín vị ngọt, tính bình, khí đi xuống.
Loại củ này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp (ho, đau tức ngực, mất tiếng, ho ra máu), tiêu hoá (đau vùng thượng vị, ở chua, nôn, khó tiêu, táo bón, trĩ), tiết niệu (tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu đục, có sỏi) và các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…
Ngoài ra, củ cải còn có công dụng hoạt huyết, chỉ huyết (chữa nôn ra máu, chẩy máu cam, tiêu, tiểu ra máu…), trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: hơi khói than, rượu, cà, hàn the…
Bài Thuốc Từ Củ Cải
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Lở loét trong miệng: Lấy 3 – 5 củ cải rửa sạch, giã lấy nước để ngậm. Mỗi lần ngậm 5 – 10 phút, ngậm 5 – 7 lần trong ngày, làm trong 2 – 3 ngày thì chứng loét miệng sẽ khỏi.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Ho ra máu: Nếu ho nhiều ngày, rát cổ, đờm có lẫn máu, lấy củ cải nấu canh với cá diếc, ăn nhiều ngày bệnh sẽ đỡ.
- Ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.
- Lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút làm sạch, chặt thành miếng vuông cạnh 2cm. Củ cải thái miếng dài 4cm, rộng 2cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.
- Trừ đờm tích, giúp tiêu hoá tốt: Ăn dưa củ cải muối. Thường dùng vào mùa thu đông, lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho, hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn.
- Hen suyễn, nhiều đờm: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40 – 50ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột khuấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15 – 20 viên/lần, hàng ngày uống trước bữa ăn.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Khản tiếng: Lấy 2 – 3 củ cải và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống từ 1 – 2 ngày bệnh sẽ đỡ.
- Lao phối, ho, đau tức ngực, ho ra máu: Dùng 2 – 3 củ cải giã lấy nước, thêm ít muối để uống.
Cũng có thể lấy củ cải, sinh địa, ngó sen, lê mỗi thứ 1kg, mạch môn 500g, gừng 500g. Tất cả để tươi, nấu sôi trong 30 phút rồi vắt lấy nước, nấu lại lần hai, lấy 2 nước nhập lại, cô thành cao lỏng. Cho thêm các vị a giao, đường phèn, mật ong mỗi thứ 500g, nấu thành cao đặc, đổ vào lọ. Ngày uống hai lần sáng và chiều, mỗi lần 2 thìa canh. Dùng với nước ấm hoặc ngậm nuốt.
- Tiểu đường: Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3 – 5 ngày liền.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói.
- Rối loạn tiêu hoá (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt 1ả): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Kiết lỵ, cấm khẩu: Lấy vài củ cải trắng ép lấy nước, thêm một cốc nước, đem sắc hoà với ít đường để uống.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.
- Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Viêm họng, khí quản cấp tính: Củ cải 300g, quả trám 150g, sắc uống.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Ngạt vì khói than: Lấy nước cốt củ cải hoặc nước ép lá củ cải đổ vào miệng.
- Bài Thuốc Từ Củ Cải – Lao phổi ra máu: Lấy 300g củ cải nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9 – 10g phèn chua, 150g mật ong, khuấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.
- Đau đầu do cao huyết áp: Nước củ cải tươi uống lạnh.
Hoặc dùng nước củ cải tươi 150 – 200ml trộn với nước sắc của các vị sau: Sinh địa tươi 12g, thiên ma 6g, câu đằng 6g, trân châu 15g, táo nhân 10g. Uống ngày 2 lần sáng và chiều, kèm theo xông hoặc uống 20ml nước củ cải tươi. - Cước, đau chân nhiều do di chuyển: Củ cải 500g nấu lấy nước ngâm chân, đồng thời tẩm ướt khăn bằng nước củ cải nóng, xoa đắp chỗ đau. Cũng có thể lấy 1kg củ cải phơi sấy khô, tán bột, xoa chân trước khi đi tất hoặc rắc vào trong giày, tất.
Theo sách: “NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA”
Tác giả Đức Minh NXB Hà Nội
Xem thêm:
One thought on “Bài Thuốc Từ Củ Cải”